Dịch vụ tiêm vaccine cúm mùa 2023/2024 tại FMP Hà Nội
Mùa cúm bắt đầu khi nào?
Vi rút cúm có thể lây nhiễm cho người quanh năm, tuy nhiên, chúng có xu hướng lây lan hiệu quả vào thời tiết lạnh, đặc biệt là mùa đông. Nguyên nhân là do khi trời lạnh, virus cúm sẽ tạo ra một lớp màng cứng, có tác dụng như màng bảo vệ, giúp virus lây lan qua không khí lạnh.
Tại Việt Nam, theo các nghiên cứu dịch tễ học về cúm, mùa cúm có thể lên đến đỉnh điểm vào khoảng tháng 10 và tháng 3 hàng năm.
Cảm lạnh và Cảm cúm
Mặc dù thực tế là cúm và cảm lạnh đều là bệnh lây truyền qua đường hô hấp, nhưng chúng lại do các loại vi rút khác nhau gây bệnh.
Cúm chỉ do vi rút cúm gây ra, trong khi đó cảm lạnh có thể do nhiều vi rút khác nhau gây bệnh, bao gồm rhinovirus, parainfluenza và coronavirus theo mùa (theo CDC, 2021). Coronavirus theo mùa (sCoVs) không phải là virus gây ra COVID-19 (SARS-COV-2).
Tuy nhiên, thật khó để phân biệt cảm cúm và cảm lạnh chỉ dựa trên các triệu chứng vì chúng có nhiều điểm giống nhau. Nhìn chung, bệnh cúm nặng hơn cảm lạnh với các triệu chứng và biến chứng dữ dội hơn có thể xảy ra. Cảm lạnh có thể không gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe như viêm phổi, nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nhập viện.
Tại sao nên tiêm vaccine cúm hàng năm?
Các loại vi rút cúm liên tục thay đổi mỗi năm, vaccine cúm cần được xem xét và cập nhật để giúp bảo vệ chống lại các loại vi rút phổ biến nhất của mùa mới. Ngoài ra, các kháng thể được tạo ra từ vắc-xin, giúp bảo vệ người khỏi bệnh cúm, sẽ giảm đi theo thời gian. Tác dụng bảo vệ của vaccine có thể kéo dài từ 6 - 12 tháng, do đó, tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên nên tiêm phòng cúm hàng năm.
Ai nên tiêm vaccine phòng cúm mùa?
Theo CDC, tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên nên chủng ngừa cúm mỗi năm, trừ một số trường hợp ngoại lệ. Đây là khuyến nghị của Ủy ban Cố vấn về Thực hành Tiêm chủng của CDC kể từ mùa cúm 2010-2011.
Tiêm phòng có thể giúp ngăn ngừa bệnh cúm và các biến chứng nghiêm trọng của nó, điều này rất cần thiết cho đối với những người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn:
- Người từ 65 tuổi trở lên
- Những người có bệnh lý nên như: hen suyễn, bệnh tiểu đường, bệnh tim & đột quỵ, bệnh thận mãn tính
- Người mang thai
- Trẻ nhỏ trên 6 tháng
Ai không nên tiêm vaccine phòng cúm mùa?
Nhìn chung, vắc-xin không được sử dụng cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi vì trẻ còn quá nhỏ.
Những người có phản ứng dị ứng nghiêm trọng nên tham khảo ý kiến bác sĩ và tiến hành kiểm tra dấu hiệu quan sinh tồn trước khi tiêm chủng.
Khi nào nên tiêm vaccine phòng cúm mùa?
Vì vắc-xin có thể cần 2 tuần để tạo ra đủ kháng thể bảo vệ cơ thể chống lại bệnh cúm, do đó bạn nên tiêm vắc-xin trước khi mùa cúm diễn ra. Để đảm bảo, tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên nên tiêm vaccine cúm mùa vào cuối tháng Mười hàng năm.
Một số nhóm người thuộc diện có nguy cơ cao nên cân nhắc các khuyến nghị dưới đây:
- Người trên 65 tuổi thường nên tiêm vaccine trước mùa cúm để có hiệu quả cao nhất của vaccine. Việc tiêm phòng sớm không được khuyến khích vì khả năng bảo vệ của vắc-xin sẽ giảm theo thời gian.
- Trẻ em dưới 9 tuổi chưa từng bị cúm cũng như chưa từng được tiêm phòng cúm thì nên tiêm chia làm 2 liều vaccine cúm. Do đó, trẻ nên tiêm phòng ngay khi có vaccine vì khung thời gian giữa 2 lần tiêm tối thiểu phải là 1 tháng.
- Phụ nữ mang thai đang trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ nên cân nhắc để tiêm phòng sớm để giúp bảo vệ trẻ trong những tháng đầu đời (vì trẻ sơ sinh không được tiêm phòng)
Vaccine cúm tứ giá mùa 2023/2024 tại FMP Hà Nội
Mùa cúm 2021/2022 này, lần đầu tiên tại Việt Nam, chúng ta sẽ có vaccine tứ giá có khả năng chống lại 4 chủng vi rút thay vì 3 chủng như những năm trước. Tại FMP, chúng tôi sẽ cung cấp vaccine Influvac Tetra, một loại vaccine cúm bất hoạt được sản xuất để bảo vệ bạn khỏi 2 loại cúm A và 2 loại cúm B như sau:
A/Victoria/4897/2022 (H1N1) pdm09 - like strain
A/Darwin/9/2021 (H3N2) - like strain
B/Austria/1359417/2021 - like strain
B/Phuket/3073/2013 - like strain
Phí tiêm: 400.000 VND / mũi
Inbox cho chúng tôi: http://m.me/FamilyMedicalPracticeHanoi
☎️ 024 3843 0748 - 112, 117 (24/7)
Email: hanoi@vietnammedicalpractice.com