Viêm phổi ở trẻ em và những điều cần biết
Những con số thống kê về viêm phổi ở trẻ em
Viêm phổi ở trẻ em hoặc viêm phổi nói chung là tình trạng nhiễm trùng bên trong phổi, xảy ra khi virus và vi khuẩn tấn công cơ quan này và gây ra những ổ nhiễm trùng.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), viêm phổi là nguyên nhân dẫn đến tử vong của 2 triệu trẻ em mỗi năm trên toàn thế giới, vượt xa tổng số ca tử vong do AIDS, sốt rét và sởi cộng lại. Mỗi ngày, ước tính có khoảng 4.300 trẻ em tử vong do viêm phổi. Điều này đồng nghĩa với việc mỗi 20 giây có một trẻ em tử vong do viêm phổi trên toàn thế giới.
Tại Việt Nam, theo thống kê, mỗi năm có khoảng 2,9 triệu trẻ mắc viêm phổi. Việt Nam là một trong những Quốc gia có số lượng trẻ mắc viêm phổi cao nhất trên thế giới.
Các loại viêm phổi thường gặp ở trẻ em
Viêm phổi thùy
Viêm phổi thùy là bệnh gây tổn thương cho các cấu trúc trong phổi như phế nang, tiểu phế quản và mô liên kết. Đây thường là tình trạng phổ biến ở những đối tượng có hệ miễn dịch yếu như trẻ suy dinh dưỡng hoặc đã từng mắc các bệnh về đường hô hấp như giãn phế quản, viêm phế quản mạn, hen phế quản... Bệnh thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là vào mùa Đông, là thời kỳ có tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cao nhất.
Viêm phổi phế quản
Viêm phổi phế quản (hay còn gọi là viêm phế quản phổi) là một loại nhiễm trùng cấp lây lan ở phế quản, phế nang phổi và các mô kẽ. Tình trạng bệnh có thể tiến triển nhanh và có nguy cơ biến chứng nặng nề, có thể gây tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là dưới 2 tháng tuổi, rất dễ mắc căn bệnh này.
Chẩn đoán viêm phổi ở trẻ em
Để chẩn đoán viêm phổi ở trẻ, bác sĩ thực hiện các phương pháp chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng.
Chẩn đoán lâm sàng
Chẩn đoán lâm sàng dựa trên các triệu chứng hô hấp như:
- Dấu hiệu ho và sốt: Trẻ có thể bắt đầu bằng ho khô và sốt, sau đó có thể xuất hiện ho có đờm. Đối với viêm phổi do Mycoplasma, khoảng 30% trẻ có khả năng bị ho khè. Tuy nhiên, nhận diện này có thể nhầm lẫn với hen nếu không tiến hành chụp X-quang phổi.
- Gõ đục: Dùng để kiểm tra có sự tràn dịch hoặc đông đặc trong phổi.
- Các dấu hiệu khác: Bao gồm tím tái, bỏ bú, không uống được, li bì, co giật, lõm lồng ngực, co kéo cơ liên sườn, rút lõm hõm trên ức, phập phồng cánh mũi, thở rên rỉ...
- Triệu chứng khác đi kèm: Bao gồm viêm cơ, viêm xương, viêm tai giữa, nhọt da, viêm amidan, viêm màng ngoài tim...
Chẩn đoán cận lâm sàng
- X-quang phổi: Là phương pháp tiêu chuẩn để chẩn đoán viêm phổi ở trẻ, tuy nhiên không thể xác định chính xác tác nhân gây bệnh.
- Xét nghiệm huyết học: Bao gồm đếm tế bào hồng cầu, đếm tế bào bạch cầu, và xác định mức CRP (Chế phẩm phản ứng C) để đánh giá mức độ nhiễm trùng.
- Cấy máu: Dùng để xác định tác nhân gây bệnh, tuy nhiên kết quả có thể âm tính.
- Các xét nghiệm khác: Bao gồm xác định Procalcitonin (PCT) để đánh giá tình trạng nhiễm trùng.
Việc chẩn đoán và điều trị sớm có thể cải thiện dự đoán cho bệnh nhân. Nếu không chẩn đoán và điều trị kịp thời, đặc biệt là ở trẻ dưới 12 tháng, tỷ lệ tử vong có thể rất cao.
Tại sao chọn điều trị viêm phổi cho trẻ tại FMP
Khi nghi ngờ trẻ có các dấu hiệu của viêm phổi, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa tại FMP để được khám và tư vấn điều trị kịp thời. Tại FMP, trẻ sẽ được thăm khám bởi đội ngũ bác sĩ quốc tế giàu kinh nghiệm, sử dụng các phương pháp điều trị tiên tiến và theo dõi sát sao quá trình hồi phục của trẻ.
Để biết thêm thông tin chi tiết, đặt lịch khám..., vui lòng liên hệ FMP theo các kênh dưới:
☎️ 024 3843 0748- 117/119 (24/7)
✉️hanoi@vietnammedicalpractice.com
🏥298 i Kim Mã, Ba Đình, Hanoi
#FMP #YourHealthOurCare #YourChildYourCare