Cách Ly Xã Hội
Trong các phương tiện chăm sóc y tế, “cách ly” là một trong số các biện pháp có thể được thực hiện để kiểm soát nhiễm trùng. Biện pháp này thường được sử dụng trong những giai đoạn dịch bệnh truyền nghiễm, như là dịch COVID-19 hiện nay. Trong thuật ngữ tiếng Anh còn có 2 từ khác cùng nghĩa với cách ly nhưng phương thức cách ly khác nhau, đó là từ “quarantine” và “isolation”. “Quarantine” là thuật ngữ được dùng khi đối tượng cách ly tuyệt đối không được di chuyển để tránh lây bệnh truyền nhiễm cho người khác trong giai đoạn đối tượng đó đang được theo dõi xem có phát triển thành bệnh không; cụ thể hơn là nếu ở nhà thì chỉ ở trong phòng để tránh lây nhiễm cho người thân. Còn “isolation” là cách ly dành cho người đã nhiễm bệnh.
Hiện nay với các nguồn thông tin khác nhau về COVID-19, kể cả những thông tin chưa được xác thực hay tin đồn gây hoang mang trong cộng đồng về nguy cơ lây nhiễm và sự sẵn sàng của hệ thống y tế trong giai đoạn phòng chống dịch. Những ngày này chúng ta có thể mọi người hạn chế đi lại, đổ xô đi mua khẩu trang, nước rửa tay diệt khuẩn, trường học tạm đóng cửa, các lễ hội tập trung đông người được hủy bỏ hay lùi ngày tổ chức và các tổ chức cũng đưa ra một số biện pháp phòng chống dịch. Sức khỏe của người thân luôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi người, và không có gì ngạc nhiên khi nhiều người chủ động cách ly bản thân để bảo vệ gia đình và cộng đồng.
Những biện pháp phòng chống dịch nhằm mục đích ngăn chặn sự lây lan của virus trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát. Những biện pháp được áp dụng trong giao đoạn này ít nhiều sẽ gây ra những gián đoạn, ảnh hưởng đến cuộc sống nhưng nhìn chung tất cả mọi người đều ý thức được đây là công tác phòng chống dịch. Tuy nhiên, sau nhiều tuần thì những gián đoạn vẫn tiếp tục và ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng nhiều hơn đến sinh hoạt và thu nhập của người dân.
Song song cùng nỗi sợ hãi về bệnh dịch là những lo lắng về việc nghỉ làm, mất thu nhập hay làm thế nào để đảm bảo công việc trong giai đoạn này. Với những khó khăn trong việc trường học hiện phải đóng cửa, con em chúng ta đang phải rời xa thầy cô bạn bè, ít nhiều ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của các bé. Khi ở nhà, các bé có xu hướng tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử hơn và giảm các hoạt động thể chất, trong một số trường hợp có thể dẫn đến một số chứng rối loạn cảm xúc như buồn chán, lo lắng. Và quan trọng là không ai trong chúng ta có thể biết được dịch bệnh sẽ kéo dài bao lâu, càng dẫn đến lo lắng và vô vọng.
Đối với trẻ em và thanh thiếu niên, tiếp xúc xã hội là yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe và tinh thần. Thiếu tiếp xúc xã hội có thể dẫn đến chán nản, mức năng lượng thấp và mất hứng thú với các hoạt động xung quanh. Tập thể dục và các hoạt động ngoài trời rất quan trọng để giúp trẻ em và thanh thiếu niên giải tỏa căng thẳng, và có tác động tích cực đến sức khỏe thể chất, tinh thần và chức năng nhận thức. Nguy cơ trầm cảm thấp hơn khi khi trẻ thường xuyên có những hoạt động thể chất.
Để có thể cân bằng giữa phòng chống dịch và cuộc sống, chúng ta cần sẵn sàng đối mặt với những vấn đề cuộc sống có thể xảy ra hơn là chỉ tập trung vào việc phòng chống và giảm thiểu rủi ro lây nhiễm. Mọi người nên tỉnh táo cập nhật thông tin dịch bệnh từ các nguồn đáng tin cậy, đừng để mình trôi theo vòng xoáy của những thông tin trôi nổi. Trong giai đoạn này, chúng ta nên giữ liên lạc với bạn bè, thường xuyên chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau. Đây cũng là cơ hội để chúng ta dành nhiều thời gian hơn cho con trẻ, học cùng nhau, thư giãn cùng nhau và không quên duy trì những thói quen lành mạnh.
Hãy bình tĩnh và sẵn sàng.
Chăm sóc bản thân và gia đình.
Bác sĩ Miguel de Seixas là thành viên của trường Cao Đẳng Tâm lý học Hoàng Gia. Trước khi gia nhập Family Medical Practice, bác sĩ Miguel là nhà Tâm lý học Cộng đồng tại Cambridge và đã tham gia điều trị các bệnh về tâm thần trong cộng đồng, bao gồm điều trị nội trú, ngoại trú và điều trị cho các bệnh nhân bị rối loạn nhân cách.