Cho Con Bú
Theo tổ chức UNICEF, 24% trẻ em Việt Nam dùng sữa mẹ (cho dù là bú mẹ hoàn toàn hay có luân phiên với sữa công thức) cho đến khi được sáu tháng tuổi, cao hơn tỷ lệ trung bình toàn cầu. WHO khuyên phụ nữ nên cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu đời mà không cần các loại thức ăn đặc hoặc chất lỏng khác, kể cả nước. Nuôi con bằng sữa mẹ làm giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh, bao gồm Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (giảm 36%); nhiễm trùng tai giữa (viêm tai giữa), viêm mũi dị ứng và bệnh bạch cầu ở trẻ em (khoảng 18%).
Cũng có một số nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ được nuôi bằng sữa mẹ có xu hướng có IQ cao hơn và ít có khả năng bị béo phì hoặc thừa cân ở tuổi thiếu niên và trưởng thành.
Những lợi ích cho người mẹ bao gồm giảm nguy cơ ung thư vú trước và sau mãn kinh (vì giảm tiếp xúc với estrogen) và giảm nguy cơ ung thư buồng trứng. Lợi ích này tăng lên theo thời gian cho con bú. Ngoài ra, việc cho bé tiếp xúc da kề da với mẹ ngay sau khi sinh cũng giúp sữa mẹ nhanh về hơn và mẹ có nhiều sữa hơn. Sau khi bé ra đời, phải mất khoảng hai hoặc ba ngày để sữa về. Loạt sữa đầu tiên gọi là sữa non, một chất lỏng màu vàng kem chứa hàm lượng kháng thể cao là các protein chống lại nhiễm trùng và vi khuẩn.
Thật không may là một số bà mẹ gặp phải những thách thức đáng kể trong việc cho con ăn như là có thể quá sức, đặc biệt là khi không có sự giúp đỡ chuyên nghiệp từ một nữ hộ sinh hoặc nhân viên tư vấn cho con bú.
Khoảng 30% phụ nữ sẽ gặp phải vấn đề cho con bú trong 2 tháng đầu tiên sau khi sinh, và rất nhiều người sẽ đi gặp bác sĩ tư vấn. Những lý do thông thường nhất hay gặp phải là em bé không bú đủ hoặc không chịu bú, ngực hay núm vú bị đau nhức. Rất nhiều mẹ không có đủ sữa, và đó là nguyên nhân họ ngừng cho con bú sữa mẹ.
Việc sản xuất sữa là một cơ chế phản hồi, mẹ càng cho bé ăn nhiều, sữa càng được sản xuất nhiều. Mẹ càng cho con bú ít thì sữa càng ít, nên nếu mẹ cho bé uống sữa mẹ bằng bình, điều này có khả năng khiến cho sữa mẹ giảm.
Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến lượng sữa mẹ. Đôi khi là do việc mẹ bế con không đúng tư thế hoặc đặt em bé nằm ở tư thế không khớp với ngực của mẹ, việc này sẽ khiến mẹ bị đau khi bé bú, hoặc sữa bị tắt. Rất hiếm, có lẽ trong 2%-5% trên tổng số trường hợp, có một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn khác. Các vấn đề như nhau thai bị giữ lại, cường giáp và chảy máu nhiều trong khi sinh có thể ảnh hưởng đến tuyến yên, ảnh hưởng đến việc cung cấp sữa. Một phần ba phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang sẽ gặp vấn đề với việc cung cấp sữa của họ. Việc phẫu thuật vú cũng có thể gây ảnh hưởng, cũng như ảnh hưởng của biện pháp tránh thai nội tiết tố.
Đau khi cho con bú có thể tác động đến quyết định có tiếp tục cho bú hay không của mẹ. Những vấn đề thường gặp khác như núm vú bị nứt hoặc đau là do bé được mẹ ôm không đúng tư thế. Trong những ngày đầu cho con bú, mẹ thường gặp vấn đề này, và thường mẹ phải kiên nhẫn để tự giải quyết mà không cần phải đi khám bác sĩ. Tuy nhiên, nếu vấn đề này tiếp diễn trong một thời gian dài, mẹ nên tìm sự giúp đỡ từ bác sĩ. Nếu cơn đau cứ tiếp tục, nó có thể gây ra các vết nứt và đau cấp tính, sau đó sẽ ảnh hưởng đến việc cho con bú.
Thông thường, khi em bé ngậm vú, bé sẽ mở miệng rộng để môi trên nằm phía trên núm vú, và tạo ra những động tác mút mạnh. Nhưng nếu em bé chỉ ngậm núm vú thì có thể sẽ gây đau cho mẹ. Đôi khi, khi sữa chưa được lau sạch khỏi vú sau khi bé vú cũng có thể gây ra viêm vú, đau, đỏ, cứng.
Khi sữa bị tắc, mẹ có thể bị sốt và ớn lạnh, đau nhức cơ thể, mệt mỏi, buồn nôn và nôn. Khi bị viêm vú, mẹ nên đi khám để bác sĩ quyết định có cần điều trị hay không và để được tư vấn về tư thế ẵm bé khi bé bú.
Một số tip về việc giữ em bé khi cho bú:
- Ngồi thoải mái với lưng được hỗ trợ tốt và đùi của bạn phẳng.
- Giữ cơ thể bé con theo một đường thẳng đối diện với vú.
- Hỗ trợ cổ, vai và lưng để bé có thể dễ dàng nghiêng đầu.
- Đảm bảo môi và cằm của bé tiếp xúc với vú trước.
TƯ THẾ ẴM BÉ ĐÚNG
Thông thường, nếu núm vú được cọ vào môi và mũi trên của em bé, bé sẽ hoàn toàn mở miệng. Bé sẽ ngậm một cách tự nhiên khi núm vú chạm vào đỉnh miệng, và bé sẽ ngậm chắc hơn chứ không chỉ là núm vú. Nếu việc này lặp lại thường xuyên, bé sẽ quen với phản ứng tự nhiên này.
- Bé ngậm vú chắc chắn.
- Cằm bé chạm vào vú.
- Miệng bé rộng mở.
- Mẹ không thấy đau.
- Hình dạng hoặc màu sắc của núm vú không thay đổi sau khi cho bé bú.
- Má bé tròn trong khi bú.
- Bé bú lâu, nhịp nhàng và nuốt với những lần tạm dừng.
- Bé tự dừng việc bú.
Mẹ nên thay tã thường xuyên cho bé. Phân bé phải mềm và có màu vàng từ ngày 4-5, số lần thay tã phải từ hai hoặc nhiều tã bẩn mỗi ngày, và phân của bé ít nhất là kích thước của một đồng xu lớn.