Phải Làm Gì Khi Trẻ Ho Nhiều Về Đêm?
Ho là vấn đề sức khỏe thường thấy ở trẻ em và biểu hiện của trẻ em ho về đêm khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Nguyên nhân gây ho ở trẻ em gồm nhiều các yếu tố có thể cha mẹ không để ý, vậy thì làm thế nào để giảm tình trạng ho về đêm ở trẻ?
Vì sao trẻ ho về đêm?
- Ho vào ban đêm ở trẻ em nguyên nhân chính đến từ sức đề kháng của trẻ vào những năm tháng đầu đời chưa được hoàn thiện, chưa đủ khỏe để chống lại các tác nhân bên ngoài. Trẻ thường ho để đẩy các tác nhân đó ra ngoài thông qua các chất nhầy, đờm ( các vi khuẩn, bụi bẩn, các chất gây viêm nhiễm…)
Do môi trường xung quanh
- Thay đổi nhiệt độ rõ rệt có thể lên tới 10 độ C và không khí khô vào ban đêm có thể gây kích ứng đường hô hấp của trẻ, dẫn đến trẻ dễ bị ho. Cha mẹ chú ý điều hòa nhiệt độ cũng là nguyên nhân khiến môi trường thay đổi. Nên để 1 chậu nước hoặc máy phun sương… để tăng độ ẩm cho phòng nếu bật điều hòa.
Do các vấn đề sức khỏe của bé
- Viêm họng là một nguyên nhân phổ biến gây ho về đêm, đặc biệt khi viêm trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm do khí lạnh và nằm xuống. Các triệu chứng có thể bao gồm sốt và đau đầu, sưng hạch bạch huyết…
- Viêm xoang: Đờm, nước mũi từ xoang bị sưng có thể chảy xuống họng khi ngủ, khiến trẻ ho và dễ nôn ói. Cho nên phụ huynh cho trẻ gối đầu cao hơn sẽ giúp trẻ dễ thở hơn.
- Hen suyễn: Khò khè, đau tức ngực, và khó thở là những dấu hiệu của hen suyễn, có thể trầm trọng hơn vào ban đêm.
- Trào ngược dạ dày thực quản: ít cha mẹ biết bệnh trào ngược dạ dày thực quản liên quan thế nào tới trẻ ho về đêm, có thể hiểu rằng axit trong dạ dày có thể trào ngược lên thực quản khi ngủ, gây ra ho do trào ngược axit. Điều này đặc biệt phổ biến khi trẻ ăn hoặc uống gần giờ đi ngủ.
- Trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt có thể trẻ đang bị cảm lạnh, viêm tiểu phế quản, viêm xoang, viêm thanh quản, hen suyễn, hoặc viêm phổi…..
Cách chăm sóc trẻ ho về đêm tại nhà
Cha mẹ có thể nhẹ nhàng xử lí ho về đêm ở trẻ với những biện pháp tại nhà này, nhưng cần theo dõi các dấu hiệu nghiêm trọng để ứng biến kịp thời:
Đặt bé ngủ trong môi trường thích hợp
- Điều chỉnh nhiệt độ phòng (giữ trên 25°C) và sử dụng máy tạo ẩm, hay chậu nước để thêm độ ẩm, ngăn ngừa khô họng có thể làm trầm trọng thêm ho.
- Vệ sinh phòng ngủ của trẻ thường xuyên, loại bỏ bụi bẩn, lông thú cưng và các chất gây dị ứng có thể kích thích đường hô hấp. Chăn, ga, gối hoặc đồ chơi nhồi bông bẩn có thể góp phần gây ra vấn đề này.
Mẹo nhỏ để trẻ không còn ho về đêm
- Nhắc nhở trẻ uống nhiều nước ấm trong suốt cả ngày để giữ cho họng luôn được giữ ẩm và thoải mái
- Sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch đường mũi của trẻ, giảm tích tụ đờm có thể gây ho. Trẻ dưới 3 tháng tuổi nên nhẹ nhàng nhỏ nước mũi sinh lý, với trẻ lớn hơn thì mẹ đã có thể dùng dạng bình xịt. Nếu dịch tiết nhiều, mẹ có thể sử dụng các biện pháp hút mũi vật lý như bình hút hay hút trực tiếp để trẻ dễ thở hơn.
- Xoa dầu tràm vào gan bàn chân để giữ ấm cơ thể và giảm triệu chứng ho. Biện pháp dân gian này rất phổ biến ở Việt Nam giúp trẻ ngủ ngon hơn, hoặc có thể đeo tất(vớ).
Khi nào tham khảo ý kiến bác sĩ về trẻ bị ho về đêm
Khi trẻ ho kéo dài vào ban đêm có thể báo hiệu các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn cần được thăm khám ngay:
Các dấu hiệu không nên bỏ qua
- Nếu trẻ ho nhiều và có đờm đặc kéo dài nhiều ngày, màu vàng hoặc xanh, hoặc có triệu chứng khò khè hoặc khó thở. Đây có thể là dấu hiệu của viêm phế quản hoặc thậm chí viêm phổi.
- Theo dõi các dấu hiệu như sốt, ho ra máu hoặc khó nuốt, có thể dẫn đến các tình trạng nghiêm trọng hơn mà cha mẹ cần lưu ý.
- Mẹ cần theo dõi cơn hen suyễn hoặc sự phát triển của viêm phế quản và viêm phổi bé hàng ngày, nếu xảy ra trường hợp đó trẻ cần được điều trị sớm để ngăn ngừa biến chứng.
Cách ngăn ngừa trẻ bị ho về đêm
Các biện pháp chủ động có thể giúp ngăn ngừa ho vào ban đêm và đảm bảo giấc ngủ tốt cho trẻ.
Dọn dẹp sạch sẽ môi trường xung quanh
- Vệ sinh chăn ga thường xuyên và giữ cho không khí trong nhà sạch sẽ để giảm chất gây dị ứng có thể kích thích cơn ho, và tránh được tình trạng trẻ bị nghẹt mũi về đêm.
- Tránh cho trẻ ăn uống lớn ngay trước giờ đi ngủ để ngăn ngừa trào ngược dạ dày, các đồ ăn đồ uống như sữa, thịt… nên ăn cách ít nhất 3 tiếng trước giấc ngủ của trẻ
Các biện pháp tại nhà cha mẹ có thể làm
- Giữ cho trẻ được cấp nước đầy đủ và cân nhắc sử dụng các biện pháp tự nhiên, như trà thảo mộc hoặc hít hơi nước, để làm dịu đường hô hấp và tránh tình trạng trẻ ho nhiều đờm về đêm.
Trẻ bị ho về đêm có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh khác nhau như viêm phổi, viêm phế quản, viêm tai…. Và có thể gây ra nhiều biến chứng về sau. Cha mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị chính xác và điều trị kịp thời. Đặc biệt, tuyệt đối không sử dụng các loại kháng sinh cho trẻ khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Phòng khám Y khoa Gia đình
Để biết thêm thông tin chi tiết, đặt lịch khám..., vui lòng liên hệ FMP theo các kênh dưới:
☎️ 024 3843 0748- 117/119 (24/7)
✉️hanoi@vietnammedicalpractice.com
🏥298 i Kim Mã, Ba Đình, Hanoi