Phát hiện sớm viêm ruột thừa ở trẻ em để xử lý kịp thời

Phát hiện sớm viêm ruột thừa ở trẻ em để xử lý kịp thời
Viêm ruột thừa là một trong những tình trạng cấp cứu ngoại khoa phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trong độ tuổi từ 10 đến 19. Tuy nhiên, không ít trường hợp trẻ nhỏ dưới 5 tuổi cũng có thể bị ảnh hưởng.
- Những nguyên nhân gây viêm ruột thừa ở trẻ
Viêm ruột thừa xảy ra khi ruột thừa bị tắc nghẽn, thường do các dị vật như:
- Sỏi phân hoặc thức ăn mắc kẹt
- Ký sinh trùng hoặc khối u nhỏ
- Nhiễm trùng bụng từ các cơ quan lân cận, dẫn đến viêm lan sang ruột thừa
2. Các dấu hiệu, triệu chứng viêm ruột thừa ở trẻ
Cha mẹ nên chú ý đến các triệu chứng sau đây để nhận biết sớm viêm ruột thừa:
- Đau bụng: Cơn đau bắt đầu từ vùng quanh rốn rồi lan xuống hố chậu phải. Ở trẻ nhỏ, việc xác định điểm đau khó hơn, nhưng cha mẹ có thể nhận ra qua việc trẻ quấy khóc, hay sờ vào bụng.
- Biếng ăn: Trẻ đột ngột chán ăn, ngay cả khi món ăn đó là món trẻ ưa thích.
- Sốt: Trẻ có thể bị sốt từ 37°C đến 39°C, trong trường hợp nặng có thể sốt cao hơn.
- Nôn mửa: Trẻ có thể buồn nôn, nôn ra thức ăn hoặc dịch dạ dày.
- Rối loạn tiêu hóa: Một số trẻ có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón kèm theo đầy bụng.
- Mệt mỏi và khô môi, lưỡi bẩn.
Khi hỏi trẻ em về vị trí đau ruột thừa, do diễn biến phức tạp và tiến triển bệnh nhanh nên rất khó kiểm soát, hơn nữa trẻ chưa có khả năng miêu tả chính xác vị trí cơn đau.
Do vậy khi trẻ có dấu hiệu viêm ruột thừa, hãy đưa trẻ tới các phòng khám gần nhất, bệnh viện gần nhất để thăm khám kịp thời. Một vài dấu hiệu có thể kể đến như:
- Trẻ bị đau bụng kèm sốt nhẹ hoặc sốt từ 38 độ trở lên
- Rối loạn tiêu hóa: trẻ bị chướng bụng, có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy, có thể buồn nôn và nôn
- Trẻ bị đau vùng bụng dưới bên phải: cơn đau sẽ bắt đầu ở trị trí quanh rốn sau đó lan dần xuống vùng hố chậu phía bên phải của ổ bụng, tuy nhiên do trẻ chưa đủ kiến thức để miêu tả cho nên sẽ khó nhận biết hơn.
- Chán ăn: trẻ bỗng chán ăn với những đồ ăn có thể rất thích trước đó
- Trẻ mệt mỏi và môi bị khô: môi trẻ trở nên khô bất thường, lưỡi bẩn, trẻ mệt mỏi nên không ham chơi như thường ngày
Cho nên khi xảy ra triệu chứng trên, tùy theo mức độ phát bệnh và thể trạng của trẻ. Trong khoảng từ 2 đến 3 giờ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa lập tức nếu trẻ không có dấu hiệu thuyên giảm. Tới FMP trẻ sẽ được tiến hành xét nghiệm máu, siêu âm, hoặc chụp CT để xác định chính xác tình trạng bệnh.
3. Viêm ruột thừa ở trẻ có nguy hiểm không?
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, ruột thừa có thể thủng - vỡ ra, hoại tử, xuất hiện áp xe, nhiễm trùng máu,… Điều này sẽ gây nhiều khó khăn cho bác sĩ và tỉ lệ từ vong cao
- Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị viêm ruột thừa
- Không tự ý cho trẻ dùng thuốc giảm đau: Điều này có thể che giấu triệu chứng và khiến việc chẩn đoán trở nên khó khăn hơn.
- Không cho trẻ ăn uống nhiều trước khi mổ: Việc ăn trước khi mổ có thể gây nguy hiểm khi gây mê.
- Đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức: Khi có dấu hiệu nghi ngờ, phụ huynh cần đưa trẻ đến phòng khám gần nhất, bệnh viện gần nhất để được khám và tư vấn kịp thời.
4. Phục hồi sau mổ viêm ruột thừa cho trẻ
Sau khi mổ, trẻ có thể bắt đầu uống nước đường sau 6 giờ và ăn thức ăn mềm sau 24 giờ. Chúng tôi khuyến nghị trẻ nên tiếp tục ăn những món quen thuộc để tránh tình trạng đầy bụng. Thông thường, trẻ có thể xuất viện sau 3 ngày nếu không có biến chứng.
Các câu hỏi thường gặp về viêm ruột thừa ở trẻ:
Làm thế nào để nhận biết viêm ruột thừa?
Ói mửa và buồn nôn, đau ở vùng dưới bên phải của bụng và càng đau hơn khi dùng tay ấn vào. Đau nhức ngay phía trên rốn, vốn có thể lan rộng đến khu vực dưới bên phải của bụng Cơn đau nói trên trở nên tồi tệ hơn khi ho, hắt hơi, đi lại hoặc hít thở sâu. Và sốt nhẹ
Các vị trí nào của ruột thừa khiến việc chẩn đoán và điều trị gặp khó khăn hơn?
Ruột thừa có thể nằm ở nhiều vị trí khác nhau, chẳng hạn như phía sau manh tràng hoặc ở bất kỳ đoạn nào của ruột già. Trong một số trường hợp, ruột thừa có thể quá dài và sa xuống vùng bàng quang hoặc hậu môn, thậm chí có thể nằm bên trái hoặc sa vào bìu dái hay thoát vị bẹn.
Bệnh viêm ruột thừa có nguy hiểm không?
Viêm ruột thừa có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như viêm phúc mạc, ổ mủ ruột thừa, hoặc đám quánh ruột thừa. Ngoài ra, tình trạng này còn có thể gây ra dính ruột hoặc tắc ruột, làm ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và sức khỏe tổng thể.
Làm thế nào để nhận biết viêm ruột thừa ở trẻ em?
Trẻ có thể khóc thét và thường co gập người lại để giảm bớt cơn đau bụng. Các dấu hiệu khác bao gồm sốt, khuôn mặt lừ đừ, bỏ bú, môi tím, tay chân lạnh, và khàn tiếng do khóc nhiều. Trẻ cũng có thể nôn ói nhiều, kèm theo tiêu chảy, thở gấp, và có thể rơi vào trạng thái lơ mơ hoặc li bì. Bé sẽ càng khóc dữ dội hơn khi có ai chạm vào bụng.
Nên làm gì sau khi cắt ruột thừa?
Viêm ruột thừa là một bệnh lý cấp cứu, có thể diễn tiến nhanh chóng trong vòng 24-48 giờ. Do đó, khi nghi ngờ trẻ bị viêm ruột thừa, cần tránh những hành động có thể làm che lấp các triệu chứng. Cụ thể, không nên lạm dụng thuốc hạ sốt, vì thuốc này có thể làm giảm sốt và đau, ngay cả khi viêm phúc mạc đã xuất hiện, khiến bệnh trở nên khó phát hiện. Tương tự, việc sử dụng kháng sinh cũng không được khuyến khích, vì kháng sinh có thể làm mất đi các triệu chứng quan trọng, làm phức tạp quá trình chẩn đoán viêm ruột thừa ở trẻ.
Tại Sao Nên Chọn Family Medical Practice?
Family Medical Practice là địa chỉ đáng tin cậy trong chăm sóc sức khỏe nhi khoa, đặc biệt trong việc chẩn đoán và điều trị viêm ruột thừa. Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, cùng trang thiết bị y tế hiện đại, chúng tôi đảm bảo mang đến sự an tâm và yên tâm tuyệt đối cho các bậc phụ huynh khi đưa con đến khám và điều trị.
Phòng khám Gia Đình- Phòng khám 24/7 quận Ba Đình, Hà Nội
Để biết thêm thông tin chi tiết, đặt lịch khám..., vui lòng liên hệ FMP theo các kênh dưới:
☎️ 024 3843 0748- 117/119 (24/7)
✉️hanoi@vietnammedicalpractice.com
🏥298 i Kim Mã, Ba Đình, Hanoi