Nhịp thở trẻ em bình thường ở từng độ tuổi

Chỉ số nhịp thở của trẻ sơ sinh thế nào được xem là bình thường?
Lứa tuổi | Nhịp tim/phút | Nhịp thở/phút |
Trẻ sơ sinh | 100-160 | 30-50 |
0-5 tháng | 90-150 | 25-40 |
6-12 tháng | 80-140 | 20-30 |
1-3 năm | 80-130 | 20-30 |
3-5 năm | 80-120 | 20-30 |
6-10 năm | 70-110 | 15-30 |
11-14 năm | 60-105 | 12-20 |
Nhịp thở trẻ em bình thường ở từng độ tuổi
Trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy trẻ, hãy luôn chú ý đến nhịp thở trẻ em bình thường là bao nhiêu. Nhịp thở không chỉ cho thấy khả năng hô hấp mà còn phản ánh sức khỏe tổng thể của trẻ. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về nhịp thở của trẻ em và cách theo dõi để đảm bảo trẻ luôn khỏe mạnh.
I. Những gì cần biết về cách thở của trẻ nhỏ
- Nhịp thở của trẻ sơ sinh thường không ổn định nên với những người làm cha làm mẹ lần đầu sẽ không tránh khỏi tâm lý hoang mang, lo lắng. Không những thế, có những trẻ còn thở nhanh, giữa các nhịp thở có quãng dừng lâu hoặc khi thở trẻ phát ra các âm thanh bất thường.
- Cấu tạo sinh lý cơ thể của trẻ không giống với người lớn nên nhịp thở của trẻ cũng có sự khác biệt:
- Trẻ sơ sinh thường thở bằng đường mũi
- Trẻ thường thở bằng đường mũi nhiều hơn so với đường miệng.
- Đường thở của trẻ nhỏ hơn so với người lớn nên cũng dễ bị cản trở hơn.
- So với người lớn thì thành ngực của trẻ cũng mềm hơn.
- Hệ thống hô hấp ở trẻ chưa phát triển đầy đủ và trẻ còn phải học cách vận hành phổi và các bộ phận khác trong đường hô hấp.
Chính những điều này khiến cho hơi thở, nhịp thở của trẻ không giống với người lớn. Vì thế cha mẹ không nên so sánh nhịp thở của trẻ với nhịp thở của mình.
II. Nhịp thở bình thường và các chỉ số liên quan
Chỉ số nhịp thở của trẻ sơ sinh thế nào được xem là bình thường?
Nếu trường hợp trẻ thở nhanh, khó thở, lồng ngực rung lên, thở bằng mũi thì rất có thể trẻ gặp vấn đề về đường hô hấp, mà cụ thể là chứng suy hô hấp hay khó thở thanh quản. Với hầu hết trẻ bị khó thở, thanh quản đều có những dấu hiệu như hít thở khó, thở chậm, nghe có tiếng rít thanh quản khi thở, xuất hiện các cơn co kéo hô hấp nhất là tình trạng lõm ức và rút lõm lồng ngực
III. Cách kiểm tra nhịp thở của trẻ sơ sinh
- Khi đã biết được nhịp thở bình thường của trẻ là bao nhiêu, cha mẹ có thể kiểm tra tiếng thở của con mình bằng cách:
- - Nghe: đặt tai của cha mẹ ở cạnh mũi hoặc miệng của trẻ và lắng nghe âm thanh trẻ thở.
- - Nhìn: đưa mắt của cha mẹ nằm ngang bằng ngực trẻ rồi từ từ theo dõi các chuyển động lên xuống theo nhịp hít thở của trẻ.
- - Cảm giác: đưa má áp vào cạnh miệng và mũi rồi từ từ cảm nhận hơi thở của con.
Muốn đếm được nhịp thở của trẻ một cách chính xác nhất cha mẹ nên chọn thời điểm trẻ đã ngủ hoặc đang nằm yên. Lúc này hãy hãy vén áo trẻ lên để nhìn rõ phần bụng và ngực sau đó nhìn vào vùng này để đếm trong 1 phút. Mỗi lần trẻ hít vào rồi thở ra sẽ được tính là 1 nhịp thở. Do nhịp thở của trẻ sơ sinh không đều nên muốn có được thông số chính xác, cha mẹ nên đếm lại khoảng 2 - 3 lần.
Từ nhịp thở bình thường của trẻ là bao nhiêu được chia sẻ ở trên, dựa vào độ tuổi, có thể suy ra trẻ được xem là thở nhanh khi:
- Trẻ dưới 2 tháng tuổi: nhịp thở bằng hoặc trên 60 lần/phút.
- Trẻ 2 - 12 tháng tuổi: nhịp thở bằng hoặc trên 50 lần/phút.
- Trẻ 1 - 5 tuổi: nhịp thở bằng hoặc trên 40 lần/phút.
IV. Ý nghĩa tiếng thở của trẻ
Những trẻ có sức khỏe bình thường thì khi dựa trên thông số nhịp thở bình thường của trẻ là bao nhiêu cha mẹ cũng không cần lo lắng đến tiếng thở của trẻ. Mặt khác, những trẻ như vậy thì cha mẹ cũng không nghe thấy tiếng trẻ thở vào, thở ra. Tuy nhiên, nếu trẻ mắc các bệnh lý đường hô hấp thì tiếng thở sẽ có sự bất thường, cụ thể như sau:
- Thở rên: tiếng thở phát ra luôn trong thì thở ra và ngắn. Chỉ cần ghé sát tai vào miệng trẻ là cha mẹ có thể nghe được. Tiếng thở này thường có ở những trẻ bị viêm phổi nặng. Do phổi có xu hướng xẹp lại khi mắc bệnh lý này nên để chống lại tình trạng xẹp, phổi của trẻ sẽ phải đóng nắp thanh quản lại ở cuối thì thở ra để cố gắng giữ lại thể tích cặn chức năng.
- Thở rít: đây là tiếng thở phát ra ở thì thở vào, dễ dàng nghe thấy khi đưa tai áp vào miệng trẻ. Âm thanh này chủ yếu có trong các bệnh hẹp đường thở trên do: dị vật ở đường thở, mềm sụn thanh quản, viêm thanh quản,...
- Thở khò khè: âm thanh này phát ra ở thì thở ra, cha mẹ có thể nghe được khi ghé sát tai mình vào miệng trẻ. Nguyên nhân sinh ra tiếng khò khè là do đường hô hấp dưới bị tắc nghẽn. Các bệnh lý như: hen, viêm tiêu phế quản, phế quản bị chèn ép do dị dạng mạch máu hoặc có khối u,... chính là tác nhân gây ra tiếng thở khò khè.
- Cha mẹ không nên nhầm lẫn với tiếng thở khụt khịt khi trẻ bị tắc mũi vì có đọng đờm dãi ứ ở mũi họng. Âm thanh của tiếng thở khụt khịt do đờm dãi ứ đọng thường phát ra ở cả thì hít vào và thở ra, khi dịch ở mũi họng được hút sạch thì nó cũng sẽ biến mất.
V. Điều trị và can thiệp khi có bất thường
- A. Nhận diện triệu chứng bất thường
- Tuy nhịp thở của trẻ không đều như người lớn nhưng nó vẫn có chu kỳ. Do đó, khi cha mẹ thấy trẻ có những dấu hiệu dưới đây thì nó là bất thường và trẻ cần được bác sĩ thăm khám ngay:
- Trẻ sơ sinh có nhịp thở trên 60 lần/phút.
- Khi thở trẻ hay gằn mình.
- Mỗi khi hít vào lỗ mũi trẻ sẽ phình ra tức là trẻ đang phải gắng sức để thở.
- Trẻ ho khan kèm thở rít.
- Khi trẻ thở, cơ bụng co thắt lâu hơn so với bình thường.
- Trẻ có hiện tượng bị ngưng thở trên 10 giây.
- Vùng da xung quanh trán, môi, mũi của trẻ tím tái hoặc xanh
VI. Trẻ bị rối loạn nhịp tim cần làm gì?
- Nếu không may con bạn có những biểu hiện bất thường đột ngột, hãy yêu cầu giúp đỡ và bấm số gọi ngay cấp cứu 115.
- Đưa con em bạn đi tái khám sức khỏe định kỳ thường xuyên 3 – 6 tháng/lần để đánh giá hiệu quả điều trị và theo dõi tình trạng sức khỏe của con, phòng những biến chứng nguy hiểm
- Nên biết cách tự đo nhịp tim của con bạn bằng cách bắt mạch hoặc sử dụng ống nghe
- Tuyệt đối không tự ý cho con bạn dùng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ
- Cho trẻ ăn theo chế độ đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng vẫn nên hạn chế các đồ nhiều giàu mỡ, đồ ăn nhanh… và chế độ tập luyện đều đặn hàng ngày.
- Giáo dục con em mình cách tự bảo vệ và chăm sóc bản thân để có một sức khỏe tốt.
Ngay khi có các bất thường về nhịp thở của trẻ, người bệnh nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị. Hiện nay, Phòng khám Gia Đình có đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn giàu kinh nghiệm và đội ngũ bác sĩ quốc tế giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực nhi khoa sẽ trực tiếp thăm khám và tư vấn điều trị hiệu quả cho người bệnh có nhu cầu. Ngoài ra, Phòng khám Gia đình còn có hệ thống trang thiết bị hiện đại giúp chẩn đoán chính xác các vấn đề tim mạch các bệnh lý gây nên tình trạng nhịp thở của trẻ bất thường từ đó bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.
Phòng khám Gia Đình- Phòng khám 24/7 quận Ba Đình, Hà Nội
Để biết thêm thông tin chi tiết, đặt lịch khám..., vui lòng liên hệ FMP theo các kênh dưới:
☎️ 024 3843 0748- 117/119 (24/7)
✉️hanoi@vietnammedicalpractice.com
🏥298 i Kim Mã, Ba Đình, Hanoi