Mùa cao điểm của sốt xuất huyết?

Sốt xuất huyết trên Thế giới

Theo WHO, trước năm 1970, chỉ có 9 quốc gia xảy ra dịch sốt xuất huyết nghiêm trọng. Trong khi đó, hiện nay căn bệnh này đang lưu hành ở hơn 100 quốc gia trong gồm có Châu Phi, Châu Mỹ, Đông Địa Trung Hải, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Châu Mỹ, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương là những khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, trong đó Châu Á chiếm khoảng 70% số ca bệnh trên toàn cầu.

Sốt xuất huyết ở Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hàng năm, Việt Nam ghi nhận trung bình từ 80.000 - 100.000 ca nhiễm sốt xuất huyết, trong đó có hàng chục ca tử vong. Theo số liệu cập nhật đến tháng 6 hiện tại của Bộ Y tế, cả Nước đã ghi nhận 60.000 ca nhiễm sốt xuất huyết, tăng 75% so với cùng kỳ năm ngoái.

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi virus Dengue. Sốt xuất huyết có thể lây từ người sang người thông qua loài muỗi vằn. Do đó, sốt xuất huyết có thể gây bùng dịch vào các tháng mùa mưa và có nhiệt độ trung bình trong tháng cao khi mà loài muỗi này có khả năng sinh sôi và phát triển nhanh.

Ở nước ta, khu vực miền Trung và miền Nam, sốt xuất huyết có thể xuất hiện quanh năm. Tại các tỉnh miền Bắc và Tây Nguyên, sốt xuất huyết thường diễn ra từ tháng 4 đến tháng 11 và có thể đạt cao điểm vào tháng 11.

Các khu vực đông dân cư, có thói quen sử dụng nước từ các bể chứa nước hay chum, vại, chậu, … sẽ có nguy cơ gây bùng phát dịch bệnh do đây là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của loài muỗi.

Những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết

Bệnh nhân mắc sốt xuất huyết có thể chỉ gặp các triệu chứng nhẹ và có thể tự khỏi sau khoảng 5 - 7 ngày nhiễm bệnh. Sốt xuất huyết có thể bị nhầm lẫn với các bệnh khác như phát ban, sốt, đau nhức.

Tuy nhiên, sốt xuất huyết có thể có biến chứng khiến bệnh trở nặng, các dấu hiệu cảnh báo thường xuất hiện từ ngày thứ ba của bệnh, nếu có bất kỳ một trong những dấu hiệu sau đây người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị tích cực:

  • Vật vã, lừ đừ, li bì, da lạnh, vã mồ hôi, tím tái
  • Đau bụng vùng gan hoặc ấn đau vùng gan: Đau bụng vùng hạ sườn phải hoặc vùng thượng vị.
  • Nôn nhiều
  • Xuất huyết niêm mạc: chảy máu cam, đái ra máu, nôn ra máu, ra máu âm đạo bất thường, rong kinh...
  • Tiểu ít
  • Xét nghiệm máu:
    • Hematocrit tăng cao.
    • Tiểu cầu giảm nhanh chóng.

Nếu người bệnh có các dấu hiệu cảnh báo trên cần được theo dõi tại bệnh viện. Đối với các bệnh nhân có bệnh lý mạn tính như suy gan, suy thân, tăng huyết áp, đái tháo đường, phụ nữ có thai, trẻ em... cần được theo dõi thường trực.

Để đặt hẹn khám, vui lòng liên hệ với bộ phận lễ tân qua các kênh dưới đây:

☎️ 024 3843 0748 - 112, 117 (24/7)

Email: hanoi@vietnammedicalpractice.com

Chat với FMP:: http://m.me/FamilyMedicalPracticeHanoi