Mùa hè, trẻ nào cũng thích ăn kem nhưng chuyên gia khuyến cáo không cho trẻ dưới độ tuổi này thưởng thức kem
Kem luôn là món ăn giải nhiệt hoàn hảo cho trẻ vào mùa hè. Nhưng liệu cha mẹ đã nắm được những lưu ý cần thiết khi cho trẻ ăn kem?
Theo một thăm dò mới đây tại Anh Quốc, vào mùa hè cha mẹ thường có xu hướng cho trẻ tiêu thụ đồ ăn có đường nhiều tới 5 lần so với các thời điểm khác trong năm.
Đặc biệt, một khảo sát 1000 cặp vợ chồng có con trong độ tuổi từ 2 - 17, chỉ ra rằng lượng đường hấp thụ tăng đột biến khi trẻ bắt đầu vào kì nghỉ hè.Kem và đồ uống có đường được nêu tên là hai thủ phạm lớn nhất. Nghiên cứu còn chỉ ra tám trong mười người được hỏi thừa nhận lo ngại về việc tiêu thụ đường của trẻ trong giai đoạn nghỉ hè.
Việc này còn dẫn đến các vấn đề liên quan đến răng miệng của trẻ như sâu răng, viêm nướu...
Dù vậy, kem vẫn mang rất nhiều dinh dưỡng có lợi cho bé. Kem bản chất làm từ sữa, vì vậy chứa nhiều loại vitamin và cung cấp nhiều năng lượng sau hoạt động. Vì vậy, cân bằng trong chế độ ăn là điều rất quan trọng các cha mẹ cần chú ý.
Y tá Nhi khoa Lê Hồng - trợ lý và phiên dịch viên chính của bác sĩ người Pháp Philippe Collin - đã liệt kê những vấn đề bố mẹ cần lưu ý khi cho trẻ ăn kem dưới đây:
Khi nào trẻ có thể ăn kem?
Theo Pankaj Vohra - Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa nhi (Hoa Kỳ), cha mẹ có thể cho bé bắt đầu ăn kem sau 12 tháng tuổi, tương tự như sản phẩm sữa tươi. Mặc dù kem được làm từ sữa nguyên kem và kem, được tiệt trùng để loại bỏ vi khuẩn, vẫn có trường hợp trẻ nhạy cảm với protein chứa trong sữa, khoáng chất và các thành phần khác trong kem.
Theo Hướng dẫn của Úc về Ăn uống lành mạnh, trẻ nên tránh các loại thực phẩm và đồ uống tùy ý như kem và các loại bánh kẹo làm lạnh khác cho bé vì chúng cung cấp nguồn dinh dưỡng nghèo nàn. Tuy nhiên, bạn có thể cho bé ăn kem với lượng vừa phải với tần suất 1-2 lần/tuần
Tại sao cần đặc biệt tránh cho trẻ dưới 1 tuổi ăn kem?
12 tháng đầu rất quan trọng đối với trẻ, bởi vì đây là thời điểm trẻ bắt đầu cho tiếp cận thực phẩm bổ dưỡng, và xây dựng hệ thống vị giác với đồ ăn lành mạnh. Do đó, giai đoạn 12 tháng đầu tiên là quá sớm để cho bé ăn kem. Dưới đây là một vài lý do tại sao bạn nên tránh ăn kem trong thời gian này:
1. Chất bảo quản
Hầu như tất cả các loại kem trên thị trường đều chứa chất bảo quản, chất béo, đường, thành phần nhân tạo và màu thực phẩm. Khi ở mốc một tuổi, trẻ đã có khả phân biệt các loại vị khác nhau: chua, mặn, ngọt, chát...thì bé có thể thấy thích thú với vị của kem.
2. Sữa nguyên chất
Kem được làm từ sữa. Em bé của bạn có thể nhạy cảm với sữa nguyên chất và kem. Nếu trẻ được bú mẹ hoàn toàn, trẻ có thể không được tiếp xúc với sữa bò. Điều này dẫn đến tình trạng trẻ có thể không dung nạp đường sữa.
3. Các vấn đề tiêu hóa
Toàn bộ sữa và các thành phần khác trong kem có thể khiến bé khó tiêu hóa, đặc biệt sữa nguyên kem cảm giác đầy hơi cho trẻ. Kem có thể gây ra sự tích tụ khí và đau mãn tính ở dạ dày, hoặc các vấn đề liên quan đến đau bụng.
Những điều cần lưu ý khi bắt đầu cho trẻ ăn kem?
Cha mẹ hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa trước khi cho bé ăn kem lần đầu tiên. Dưới đây là một vài điểm cần nhớ:
- Nói "không" với kem bán vỉa hè
Hầu hết các loại kem thương mại đều được tiệt trùng bằng nhiệt để tiêu diệt vi khuẩn nhưng cẩn thận không bao giờ thừa. Vì vậy, không nên mua kem từ một người bán hàng rong vì bạn không bao giờ có thể chắc chắn về các điều kiện vệ sinh và lưu trữ tại những địa điểm đó.
Vi khuẩn có thể tích tụ trong điều kiện bảo quản không đúng cách. Nước được sử dụng bởi các nhà cung cấp kem địa phương có thể không có chất lượng tốt nhất. Chất lượng nước kém và sữa bị ô nhiễm có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiêu hóa ở trẻ.
2. Hãy chắc chắn rằng bạn hiểu về các thành phần trong sản phẩm kem mua cho con
Đọc danh sách thành phần cẩn thận trước khi cung cấp kem cho bé của bạn. Một số thành phần có thể gây ra phản ứng dị ứng. Một số thành phần phổ biến trong kem, có thể gây dị ứng, là các loại hạt, đậu phộng, dâu tây và các chất tạo màu. Tránh kem làm từ sữa tươi vì nó có thể mang vi khuẩn.
Hãy chọn loại kem có công thức cơ bản và không chứa quá nhiều thành phần bổ sung nào khác
1. Hãy bắt đầu từ từ
Bắt đầu với những miếng nhỏ. Sau khi giới thiệu kem, đừng cho trẻ thử nhiều loại kem khác nhau chỉ bởi vì bé đang thích thú, hãy cho bé có thời gian thưởng thức kem. Hàm lượng đường có thể gây hại cho em bé của bạn vì quá nhiều đường có thể dẫn đến sâu răng tiềm ẩn và thừa cân trong thời gian dài.
Hãy cho bé bắt đầu với chỉ một hoặc hai muỗng một lần và không quá một lần trong một hoặc hai tuần.
2. Ăn nhiều kem lạnh có thể dẫn đến viêm họng
Trái cây mát lạnh nghiền là một lựa chọn tuyệt vời để thay thế kem. Táo, xoài, chuối chín, có thể được giữ trong tủ mát, cha mẹ có thể cho bé ăn trực tiếp hoặc pha thành sinh tố. Sinh tố là cách hiệu quả để cho trẻ trải nghiệm vị ngọt của hoa quả. Cha mẹ có thể làm trái cây trực tiếp mà không cần lạnh. Một lưu ý cho cha mẹ đó là tránh dùng trái cây đóng hộp, dù tiện dụng cho cha mẹ loại hoa quả này có khả năng chứa chất bảo quản.
Nếu bé thích ăn kem, bạn có thể cho ăn các món tráng miệng như sữa chua không đường kèm trái cây. Nếu bé thích ăn ngọt, các cha mẹ chỉ nên sử dụng vị ngọt từ chính hoa quả tươi thay vì chọn các loại sữa có hương vị nhân tạo. Làm lạnh ngay trước khi đưa cho trẻ ăn để cho cảm giác như kem. Dù vậy, ăn quá nhiều kem lạnh có thể làm hỏng niêm mạc họng và sự mài mòn trong hầu họng có thể dẫn đến viêm họng.
Tránh cho bé ăn kem vào thời tiết lạnh hoặc nếu bé bị hắt hơi/sổ mũi. Hãy chọn cho bé những loại kem có vị ít ngọt và tránh các loại kem có hạt.
Y Tá Lê Hồng
*Nguồn: Afamily
Y tá Nhi khoa Lê Hồng, được biết đến là trợ lý và phiên dịch viên chính của bác sĩ người Pháp Philippe Collin (từ năm 2006 đến nay). Trước đó, chị Lê Hồng đã có 14 năm kinh nghiệm là Y tá trưởng - Khoa Nhi của một Bệnh viện Quốc tế và hiện tại đang công tác tại FMP Hà Nội.
Với thâm niên làm việc và chuyên môn về trẻ em trên nhiều mảng: y tế, dinh dưỡng, sơ cấp cứu, chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ tự kỷ, Y tá Nhi Lê Hồng luôn cởi mở và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của mình với các bậc cha mẹ "bỉm sữa" với những mối quan tâm đặc trưng về việc nuôi con nhỏ. Chị cũng đặc biệt quan tâm đến việc đầu tư dinh dưỡng chuẩn mực và không lạm dụng thuốc kháng sinh cho trẻ nhỏ trong những năm đầu đời.