Cách Chăm Sóc Mắt Cho Trẻ Sơ Sinh: Phòng Ngừa Bệnh Lý và Bảo Vệ Tầm Nhìn Cho Bé

Cách Chăm Sóc Mắt Cho Trẻ Sơ Sinh: Phòng Ngừa Bệnh Lý và Bảo Vệ Tầm Nhìn Cho Bé

Trong cơ thể người, đôi mắt là bộ phận mỏng manh cần được chăm sóc kỹ lưỡng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Khi trẻ có đôi mắt khỏe mạnh sẽ có được tầm nhìn tốt, giúp bé học hỏi và khám phá xung quanh. Việc có thể nhìn rõ hết sức quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ. Để đảm bảo được một đôi mắt khỏe mạnh, dưới đây là cách chăm sóc mắt cho bé đầy đủ.

Trẻ sơ sinh dễ bị nhiễm các vi khuẩn mắt nếu không được chăm sóc cẩn thận

Trẻ sơ sinh có thể mắc các bệnh nhiễm khuẩn mắt nặng và có thể dẫn đến mù trong ngay tháng đầu sau sinh. Ba tác nhân thường gây nhiễm khuẩn mắt nhất là Neisseria gonorrhoeae (vi trùng gây bệnh lậu), Chlamydia trachomatis (trùng roi) (bé có thể mắc phải hai tác nhân này trong khi sinh từ đường sinh dục của mẹ) và Staphylococcus aureus (mắc phải cả từ đường sinh dục mẹ hay sau khi sinh, từ người chăm sóc).

Lậu cầu Neisseria gonorrhoeae gây mù nếu không được điều trị. Chlamydia, là nguyên nhân thường gặp nhất của nhiễm khuẩn mắt sơ sinh, tuy có thể dẫn đến giảm thị lực nhưng hiếm khi gây mù.

Triệu chứng điển hình của cả ba trường hợp này là cả hai mí mắt sẽ bị sưng đỏ và chảy mủ, thường bắt đầu từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 sau sinh.

Một số dấu hiệu các bệnh về mắt ở trẻ em mà cha mẹ cần lưu ý:

  • Bé xem điện thoại nhiều bị đau mắt.
  • Bé bị đau mắt nhiều ghèn.
  • Bé bị ngứa mắt dụi mắt thường xuyên.
  • Trẻ nháy mắt liên tục.
  • Trẻ hay nheo mắt.
  • Trẻ gặp khó khăn khi đọc hoặc giữ sách báo gần mặt.
  • Trẻ né tránh hoặc gặp khó khăn thì làm những việc bắt buộc phải nhìn gần.
  • Trẻ phải nghiêng đầu để nhìn.
  • Trẻ chảy nước mắt quá nhiều.
  • Tầm nhìn mờ hoặc nhìn đôi.
  • Mắt đỏ, sưng.
  • Mắt lác.
  • Mắt rất nhạy cảm với ánh sáng.
  • Mắt dường như lồi ra.
  • Mắt nhìn không tập trung.
  • Mắt trẻ thường “lắc lư”, chuyển động qua lại không tự chủ.
  • Mí mắt bị sụp.
  • Bạn nhìn thấy hình ảnh phản chiếu màu trắng trong mắt của trẻ.

Những triệu chứng mắc các bệnh về mắt ở trẻ em có thể khác nhau, nhưng cũng dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe khác. Do đó, khi nghi ngờ trẻ mắc phải các bệnh về mắt, cha mẹ nên đưa bé đi khám để được chẩn đoán và điều trị.

Cách chăm sóc mắt cho trẻ sơ sinh

1. Đưa trẻ đi khám định kỳ

Đây là một điều quan trọng để sớm phát hiện các bệnh về mắt mà trẻ có thể gặp phải, từ đó có cách chữa trị kịp thời. Ngoài ra, phụ huynh cho bé bú đủ sữa mẹ, ngủ đủ giấc cũng là một cách bảo vệ mắt cho con.

2. Hạn chế ánh sáng trong phòng ngủ trẻ nhỏ

Khi trẻ ngủ, cơ mi sẽ khép lại và đôi mắt bên trong được thư giãn. Nhưng nếu ngủ dưới ánh sáng của đèn ngủ, vẫn có kích thích ánh sáng, đôi mắt bé vẫn sẽ tiếp tục hoạt động, đồng tử có thể sẽ co giãn và cơ mi cũng không được nghỉ ngơi đầy đủ.

Ban ngày bé ngủ phụ huynh cũng nên kéo rèm. Ngoài ra, đồ chơi treo ở phía trên hay cạnh giường cha mẹ cũng nên thường xuyên thay đổi vị trí để bé có thể nhìn được ở nhiều góc độ khác nhau. Nếu chỉ treo ở một phía cố định, lâu dài có thể làm cho mắt bé bị lác, giảm thị lực.

3. Vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh và những lưu ý

Nếu bạn chưa có kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh thì những gỉ và ghèn mắt ở bé sẽ khiến bạn vô cùng lo lắng. Tuy nhiên bạn nên yên tâm rằng đó không phải là vấn đề quá nghiêm trọng nếu bạn biết cách giữ gìn và vệ sinh sạch sẽ. Hãy lưu ý một số điểm về vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh nhé.

4. Cẩn thận trẻ bị viêm kết mạc

Ngay sau khi sinh 1 đến 2 ngày, nhiều bé đã rơi vào tình trạng mắt đổ ghèn vàng khiến hai hàng mi chặt lại. Mỗi sáng thức dậy, phải nhọc nhằn lắm mẹ mới tách được hai hàng mi để bé mở mắt.

Đứng trước tình trạng này, nhiều người vội vã đổ lỗi cho bản thân đã không giữ vệ sinh cho con sạch sẽ. Tuy nhiên, đây chỉ là một lý do gây ra triệu chứng này. Chứng nhiễm trùng sinh lý này phần nhiều là do lúc sinh ra mắt bé bị chất lỏng (máu, dịch ối…) chảy vào mắt. Chỉ cần vệ sinh đơn giản, 1, 2 ngày sau hiện tượng này sẽ hết.

Tuy nhiên, nếu em bé của bạn bị mắt dính ghèn gần 1 tuần. đặc biệt đổ ghèn mủ nặng, bạn nên đến bác sỹ khám. Lúc này, có thể bé đã bị viêm kết mạc.

5 .Cách vệ sinh sạch sẽ cho mắt trẻ

Sử dụng nước muối sinh lý đẳng trương (tức 1 lít dung dịch nước muối chứa 9g muối ăn) vệ sinh mũi là lựa chọn an toàn cho trẻ sơ sinh.

Đầu tiên, mẹ chuẩn bị khăn mềm, bông gòn vô trùng, nước ấm. Tiếp theo phụ huỵnh lấy bông gòn vô trùng với nước muối lau theo chiều từ đầu mắt ra đuôi mắt, thực hiện khoảng 2 lần hoặc lau khi có gỉ xuất hiện. Cuối cùng, mẹ nhúng khăn trong nước ấm lau quanh toàn bộ mặt của bé.

Sau khi thực hiện xong, mẹ nên giặt khăn mặt phơi ngoài nắng, không dùng khăn vệ sinh các vùng cơ thể khác. Trước và sau khi vệ sinh, nhỏ mắt cho trẻ, phụ huynh cần rửa tay sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

Khi vệ sinh mắt, mẹ nên nhẹ để bé không cảm thấy đau. Trong trường hợp mắt có gỉ khô, chỉ cần nhỏ thêm nước muối và dùng bông gòn lấy nhẹ nhàng, không tì mạnh gây tổn thương cho trẻ.

6. Các bước vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh

Bước 1: Rửa tay sạch trước khi vệ sinh mắt cho trẻ

Bước 2: Chuẩn bị nước muối sinh lý chuyên biệt cho vệ sinh mắt trẻ sơ sinh, 2 miếng gạc vô khuẩn để vệ sinh riêng từng mắt.

Bước 3: Dùng nước muối sinh lý thấm ướt gạc vô trùng, lau nhẹ nhàng theo chiều từ đầu đến đuôi mắt.

Bạn nên vệ sinh mắt 3 lần cho trẻ một ngày vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, sau khi tắm và buổi tối trước khi đi ngủ. Đừng quên rửa mặt cho trẻ bằng khăn sạch và nước ấm. Cần chuẩn bị cho bé khăn riêng, dùng xong giặt sạch, phơi nắng, thay khăn định kỳ và không dùng để lau người. Đặc biệt mẹ cần phải lựa chọn nước muối sinh lý chuyên biệt cho trẻ, nên sử dụng loại đơn liều, vô trùng tránh lây nhiễm chéo được các chuyên gia Nhi khuyên dùng.

Một số biện pháp phòng tránh các bệnh về mắt cho trẻ sơ sinh

Cha mẹ hãy đảm bảo rằng không có món đồ chơi nào có cạnh sắc nhọn hoặc bắn ra vật nhỏ. Không cho trẻ chơi với pháo sáng hoặc pháo nổ. Chúng có thể gây tổn thương cho mắt của trẻ nếu bị va trúng.

Một nguyên nhân khác cha mẹ có thể ít để ý là thường xuyên dụi mắt có thể sẽ là nguyên nhân gây nhiễm trùng do vi khuẩn từ tay tiếp xúc lên mí mắt, và có thể làm tăng loạn thị. Hãy khuyến khích bé không nên chạm tay vào mắt.

Thêm vào đó, sử dụng thiết bị điện tử cũng là một nguyên khác khiến mắt trẻ yếu đi, cần có khoảng cách tối thiểu 2 mét và ánh sáng tốt trong phòng. Không nên cho bé xem TV liên tục hơn 30 phút.

Và chắc chắn rằng một chế độ ăn tốt sẽ giúp bổ trợ cho mắt luôn sáng khỏe. Hãy bổ sung cho trẻ những thực phẩm nhiều vitamin A và carotene như bí ngô, củ cải đỏ,… để giúp trẻ nhỏ có thị lực tốt.


Phòng khám Gia Đình- Phòng khám 24/7 quận Ba Đình, Hà Nội

Để biết thêm thông tin chi tiết, đặt lịch khám..., vui lòng liên hệ FMP theo các kênh dưới:

☎️ 024 3843 0748- 117/119 (24/7)

✉️hanoi@vietnammedicalpractice.com

🏥298 i Kim Mã, Ba Đình, Hanoi