Dinh Dưỡng Cho Trẻ Bị Tiểu Đường: Thực Phẩm, Chế Độ Ăn Uống và Mẹo Kiểm Soát
Tổng quan về bệnh tiểu đường ở trẻ em
Đái tháo đường ở trẻ em có thể giải thích là tình trạng đường(glucose) trong máu tăng cao. Như bình thường, sau khi ăn các thực phẩm chứa tinh bột hoặc đường, insulin trong máu sẽ được giải phóng nhằm chuyển hóa glucose thành năng lượng( glycozen) và đưa vào các tế bào. Tuy nhiên trong trường hợp trẻ bị rối loạn, insulin sẽ không tiết ra đủ để kiểm soát đường huyết từ đó dẫn đến tình trạng tiểu đường ở trẻ.
Bệnh tiểu đường ở trẻ em được chia thành 2 loại: type 1 và type 2
Trẻ bị tiểu đường type 1 do tuyến tụy không sản xuất đủ hormone insulin khiến glucose tích tụ trong máu ngày càng nhiều. Thường sẽ xảy ra ở trẻ từ 4-6 và thanh thiếu niên từ 10-14 tuổi. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng đái tháo đường ở trẻ có liên quan tới yếu tố môi trường và di truyền.
Với trẻ tiểu đường type 2 nguyên nhân là do kháng insulin, tình trạng này thường xảy ra ở người lớn. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, do lối sống thiếu vận động, ăn nhiều chất béo bão hòa và đường khiến một số lượng lớn trẻ gặp phải tình trạng tiểu đường.
Dấu hiệu tiểu đường ở trẻ em
Khi bị tiểu đường, tình trạng thiếu hụt insulin trong máu, glucose tích tụ quá mức dẫn đến tình trạng glucose bị “tràn” vào nước tiểu khiến cơ thể sản xuất nước tiểu quá mức. Mặt khác, các tế bào của cơ thể không có đủ năng lượng do glucose không được chuyển hóa khiến các chất béo dự trữ trong cơ thể bắt đầu bị phá vỡ, sản xuất xeton (một loại axit) để thay thế, từ đó máu có tính axit. Chính vì vậy, khi trẻ bị tiểu đường sẽ có một số dấu hiệu sau đây:
- Khát nước, khát tột độ;
- Cảm thấy đói bụng liên tục;
- Sụt cân đột ngột;
- Đi tiểu thường xuyên;
- Mắt mờ;
- Buồn nôn, nôn;
- Mệt mỏi, thờ ơ…
Biến chứng bệnh tiểu đường ở trẻ em
Việc trẻ bị đái tháo đường sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng lâu dài cho sức khỏe cơ thể, đặc biệt là các bệnh tim mạch, thêm vào đó là các bệnh liên quan đến xương khớp và bị tổn thương lớn về thần kinh.
Vì vậy mọt chế độ ăn cân bằng giúp kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng lâu dài như bệnh tim mạch và tổn thương thần kinh.
Xây dựng chế độ ăn uống dinh dưỡng của trẻ em mắc bệnh tiểu đường
Phân bổ Macronutrients: Carbohydrate, Protein và Chất béo
- Carbohydrate(tinh bột) là yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp tới lượng đường trong máu, và mức độ ảnh hưởng khác hoàn toàn các chất như protein hay chất béo. Loại chất dinh dưỡng này xuất hiện ở rất nhiều nơi, và các thực phẩm trẻ em hay ăn hàng ngày có thành phần chính chủ yếu là tinh bột như: bim bim, mỳ tôm, các đồ ăn vặt, kẹo…. Tuy vậy tinh bột đóng vai trò rất quan trọng vì cơ thể và bộ não cần nó để hoạt động tốt nhất. Nên bổ sung cùng với đó là các loại carbohydrate phức tạp như rau và ngũ cốc rất tốt cho trẻ giúp tăng độ nhạy insulin. Chúng cũng chứa vitamin và khoáng chất giữ cho trẻ khỏe mạnh. Chất xơ có vai trò kiểm soát lượng đường trong máu. Cha mẹ khi cho trẻ ăn bất cứ thứ gì, hãy kiểm tra hàm lượng chất dinh dưỡng trên bao bì hoặc tìm hiểu qua các tài liệu internet.
- Protein là một chất quan trọng nhất trong quá trình sản sinh tế bào, phát triển cơ bắp, cơ xương khớp, chữa lành các tổn thương cơ thể, cho nên cha mẹ hãy bổ sung đủ theo ý kiến bác sĩ để tối ưu sự phát triển của trẻ. Và đặc biệt nó không trực tiếp ảnh hưởng tới lượng đường trong máu của trẻ. Chất béo lành mạnh có chứa lượng lớn omega-3 thường có trong các loại cá biển, bơ, trứng, hạt, dầu ô liu… giúp cung cấp các chất thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể.
- Chất béo không ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường huyết, mà nó còn giúp duy trì các hormon quan trọng trong cơ thể từ đó duy trì được quá trình phát triển cả thể chất lẫn tinh thần của trẻ. Những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn, đặc biệt nếu họ có lượng lipid trong máu bất thường, cholesterol có ảnh hưởng trực tiếp tới bệnh về tim. Do đó, cha mẹ hãy kiểm soát lượng lipid trẻ ăn hàng ngày.
Ghi chú:
- Nguyên tắc chính là trẻ bị đái tháo đường nên ăn thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp, giàu chất xơ và protein, hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo xấu và tinh bột tinh chế.
- Chất béo lành mạnh từ dầu thực vật và các loại hạt có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và ổn định lượng đường trong máu.
- Rau xanh và trái cây tươi cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết, đồng thời giúp kiểm soát lượng đường trong máu khi kết hợp với bữa ăn giàu protein.
Các tình huống đặc biệt cha mẹ nên lưu ý khi trẻ phải ra ngoài
- Mang theo thuốc và thiết bị cần thiết
- Insulin và dụng cụ đo đường huyết: Nếu trẻ đang sử dụng insulin, cha mẹ cần đảm bảo mang đủ lượng insulin và kim tiêm hoặc bút tiêm, kèm theo máy đo đường huyết để kiểm tra khi cần.
- Thuốc điều trị: Cha mẹ nên mang theo thuốc điều trị đái tháo đường, đặc biệt là nếu trẻ có dùng thuốc uống để kiểm soát đường huyết.
- Chuẩn bị đồ ăn nhẹ lành mạnh
- Thực phẩm giàu chất xơ và ít đường: Khi ra ngoài, cha mẹ cần chuẩn bị các bữa ăn nhẹ giàu chất xơ và ít đường như trái cây tươi, hạt hạnh nhân, hoặc bánh mì nguyên hạt để giữ ổn định lượng đường trong máu của trẻ.
- Đồ ăn dự phòng khi hạ đường huyết: Một số thực phẩm hoặc đồ uống có đường như nước ép trái cây hoặc kẹo glucose nên được chuẩn bị sẵn phòng khi trẻ gặp phải tình trạng hạ đường huyết (hạ đường máu).
- Theo dõi dấu hiệu hạ đường huyết
- Dấu hiệu trẻ mệt mỏi, chóng mặt: Cha mẹ cần lưu ý các dấu hiệu trẻ bị mệt mỏi, chóng mặt, run tay, hoặc đổ mồ hôi lạnh, đây là dấu hiệu của hạ đường huyết. Trong trường hợp này, trẻ cần được ăn hoặc uống thứ gì đó có đường ngay lập tức.
- Kiểm tra đường huyết thường xuyên: Nếu trẻ hoạt động nhiều khi ra ngoài, đường huyết có thể bị thay đổi. Cần đo đường huyết để kiểm tra mức độ và điều chỉnh kịp thời.
- Lưu ý về thời tiết và môi trường
- Tránh thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh: Nhiệt độ quá nóng có thể làm cơ thể trẻ mất nước nhanh hơn, còn nhiệt độ quá lạnh có thể ảnh hưởng đến lưu thông máu và khả năng kiểm soát đường huyết. Cha mẹ cần chuẩn bị đầy đủ quần áo, nước uống và nghỉ ngơi khi cần.
- Bảo vệ da: Trẻ mắc đái tháo đường có nguy cơ cao bị nhiễm trùng da, vì vậy nên thoa kem chống nắng khi ra ngoài và bảo vệ các vùng da nhạy cảm.
- Liên lạc khẩn cấp
- Thẻ thông tin y tế: Trẻ nên mang theo một thẻ hoặc vòng tay có thông tin y tế về tình trạng bệnh đái tháo đường của mình, kèm theo thông tin liên lạc của cha mẹ hoặc người giám hộ trong trường hợp khẩn cấp.
- Dạy trẻ về việc báo cáo triệu chứng: Hướng dẫn trẻ cách nhận biết và báo cáo ngay lập tức các triệu chứng bất thường như chóng mặt, buồn nôn, hoặc mệt mỏi cho người lớn hoặc người có trách nhiệm khi trẻ ra ngoài mà không có cha mẹ đi cùng.
Các biến chứng trẻ sẽ gặp nếu không kiểm soát chế độ dinh dưỡng
Biến chứng của trẻ bị đái tháo đường có thể xảy ra nếu bệnh không được kiểm soát tốt. Dưới đây là một số biến chứng nghiêm trọng mà trẻ có thể gặp phải:
1. Biến chứng cấp tính
- Hạ đường huyết: Xảy ra khi lượng đường trong máu giảm quá thấp, có thể dẫn đến co giật, ngất xỉu, thậm chí hôn mê. Nguyên nhân thường do trẻ ăn uống không đủ, vận động quá sức hoặc sử dụng insulin quá liều.
- Tăng đường huyết: Khi lượng đường trong máu quá cao, gây ra tình trạng khát nước, tiểu nhiều, mệt mỏi, và có thể dẫn đến hôn mê nếu không được điều trị kịp thời.
- Nhiễm toan ceton do tiểu đường (DKA): Là tình trạng nghiêm trọng khi cơ thể bắt đầu sử dụng mỡ thay vì đường để tạo năng lượng, dẫn đến tích tụ các chất độc (ceton) trong máu. DKA có thể đe dọa tính mạng và cần can thiệp y tế khẩn cấp.
2. Biến chứng dài hạn
- Tổn thương mắt (bệnh võng mạc): Nếu đường huyết không được kiểm soát trong thời gian dài, trẻ có thể bị tổn thương các mạch máu nhỏ trong mắt, dẫn đến giảm thị lực và thậm chí mù lòa.
- Tổn thương thận (bệnh thận do tiểu đường): Lượng đường trong máu cao có thể làm hỏng chức năng thận, dẫn đến suy thận và yêu cầu lọc máu.
- Tổn thương thần kinh (bệnh thần kinh do tiểu đường): Đường huyết cao kéo dài có thể gây tổn thương thần kinh, khiến trẻ cảm thấy tê bì, ngứa rát hoặc mất cảm giác ở tay và chân. Điều này cũng có thể dẫn đến vết thương khó lành và nguy cơ nhiễm trùng.
- Bệnh tim mạch: Trẻ bị đái tháo đường có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch như huyết áp cao, xơ vữa động mạch, và nhồi máu cơ tim trong tương lai.
- Bệnh lý về chân: Tổn thương thần kinh kết hợp với tuần hoàn kém có thể dẫn đến loét và nhiễm trùng ở chân, thậm chí cần cắt bỏ chi trong những trường hợp nghiêm trọng.
3. Các vấn đề phát triển
- Sự phát triển thể chất: Trẻ bị đái tháo đường không kiểm soát tốt có thể bị chậm phát triển về chiều cao và cân nặng so với các bạn cùng tuổi.
- Rối loạn tâm lý: Trẻ mắc bệnh tiểu đường có thể gặp phải các vấn đề về tâm lý như lo lắng, trầm cảm do phải đối mặt với bệnh tật và thay đổi lối sống.
4. Tăng nguy cơ nhiễm trùng
- Nhiễm trùng da và miệng: Trẻ bị đái tháo đường có thể dễ bị nhiễm trùng da, nấm miệng, và nhiễm trùng đường tiết niệu do hệ miễn dịch bị suy yếu.
Các biện pháp phòng tránh đái tháo đường ở trẻ em
1. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh
- Hạn chế thực phẩm giàu đường và chất béo: Cha mẹ cần hạn chế các thực phẩm có nhiều đường, nước ngọt, đồ ăn nhanh, thức ăn chiên rán. Những thực phẩm này có thể gây tăng cân và tăng nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường type 2.
- Cung cấp thực phẩm giàu chất xơ và dinh dưỡng: Các loại thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây tươi, rau củ và đậu sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu, đồng thời cung cấp dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
- Chia bữa ăn nhỏ và thường xuyên: Tránh các bữa ăn quá no hoặc bỏ bữa, đồng thời cân đối khẩu phần ăn với carbohydrate, protein và chất béo lành mạnh.
2. Khuyến khích trẻ vận động thường xuyên
- Hoạt động thể chất hàng ngày: Cha mẹ cần khuyến khích trẻ vận động ít nhất 60 phút mỗi ngày, như chạy bộ, đạp xe, bơi lội hoặc các hoạt động thể thao ngoài trời. Hoạt động thể chất không chỉ giúp kiểm soát cân nặng mà còn cải thiện độ nhạy insulin.
- Giảm thời gian ngồi lâu: Hạn chế thời gian xem tivi, chơi game hoặc sử dụng thiết bị điện tử quá lâu. Việc ít vận động là một yếu tố nguy cơ cao dẫn đến bệnh đái tháo đường.
3. Kiểm soát cân nặng
- Giữ cân nặng ổn định: Nếu trẻ đang bị thừa cân hoặc béo phì, cha mẹ cần giúp trẻ duy trì cân nặng hợp lý thông qua chế độ ăn uống và luyện tập. Béo phì đặc biệt ở vùng bụng làm tăng nguy cơ phát triển kháng insulin và bệnh tiểu đường type 2.
- Khuyến khích ăn uống đúng cách, không ép buộc: Cha mẹ không nên ép trẻ ăn quá nhiều, thay vào đó, hãy giúp trẻ lắng nghe cơ thể để biết khi nào đói và khi nào no.
4. Tạo thói quen lành mạnh từ nhỏ
- Giáo dục về dinh dưỡng và lối sống lành mạnh: Trẻ em nên được giáo dục về tầm quan trọng của việc ăn uống đúng cách và vận động thể chất ngay từ nhỏ để xây dựng thói quen tốt.
- Đảm bảo giấc ngủ đủ: Ngủ đủ giấc giúp cơ thể phục hồi và điều hòa các chức năng nội tiết, trong đó có insulin. Thiếu ngủ có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.
5. Theo dõi và kiểm tra sức khỏe định kỳ
- Đo lượng đường trong máu định kỳ: Nếu gia đình có tiền sử bệnh đái tháo đường hoặc trẻ có các yếu tố nguy cơ như thừa cân, cần kiểm tra định kỳ lượng đường trong máu để phát hiện sớm dấu hiệu của bệnh.
- Theo dõi các dấu hiệu bất thường: Các dấu hiệu như trẻ uống nhiều nước, tiểu nhiều, sụt cân không rõ lý do, mệt mỏi kéo dài cần được theo dõi và đi khám sớm.
Phòng khám Y khoa Gia đình
Để biết thêm thông tin chi tiết, đặt lịch khám..., vui lòng liên hệ FMP theo các kênh dưới:
☎️ 024 3843 0748- 117/119 (24/7)
✉️hanoi@vietnammedicalpractice.com
🏥298 i Kim Mã, Ba Đình, Hanoi